Phạt vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp tiếp tục hoạt động khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ mà không được gia hạn, những doanh nghiệp đăng ký số vốn góp trên giấy phép đăng ký kinh doanh mà không góp vốn đúng thời hạn hay không góp đủ vốn, những doanh nghiệp góp vốn bằng tài sản mà định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế thì sẽ bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;

+ Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;

+ Kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể;

+ Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc đăng ký gia hạn hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ

– Buộc đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác có hành vi vi phạm không góp đủ số vốn đã đăng ký.

– Buộc định giá lại tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm định giá tài sản góp vốn không đúng với thực tế.

– Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thủ tục hoàn thuế gtgt

Thủ tục hoàn thuế gtgt
công ty em có mua một chiếc xe mới có thuế giá trị gia tăng là 61 triệu đồng. mua từ ngày 7/05/2014 . công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế gtgt đầu vào trụ với đầu ra, nên đến cuối năm 2014 thuế gtgt đầu vào còn tốn 58 triệu. công ty em muốn xin hoàn thuế thì phải làm sao

Trả lời:

Thủ tục hoàn thuế bạn xem tại thông tư 156/2013/TT-BTC

Điều 57. Hồ sơ hoàn các loại thuế, phí khác

Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu kèm theo (nếu có).

Điều 58. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế

1. Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế

a) Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và có mã số thuế thì được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức, cá nhân đó.

Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân không phải là người nộp thuế thì nộp tại Cục Thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức có trụ sở điều hành, nơi cá nhân có địa chỉ thường trú.

Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì được nộp tại nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế.

b) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.

c) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

d) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

đ) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.

Báo cáo tài chính đối với công ty mới thành lập

Báo cáo tài chính đối với công ty mới thành lập
Xin chào luật sư, em có một số thức mắc, rát mong luật sư giúp đỡ,

1. Công ty em mới thành lập tháng 10.2011, chưa phát sinh bán hàng, chỉ có hóa đơn đầu vào, vậy em có phải nộp báo cáo tái chính cho năm 2011 không ạ?

2. Các công ty khi mới thành lập có phải đăng ký hình thức kế toán và sổ sách kế toán với cơ quan thuế không ạ? Công ty em làm là công ty mới thành lập nhưng chưa đăng ký hình thức kế toán và sổ sách kế toán với thuế, liệu có bị phạt ?và nếu phải đăng ký thì có mẫu biểu j cụ thể không ạ.

3. Giám đốc công ty em thường xuyên chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng công ty sang tài khoản cá nhân để tiện rút tiền thanh toán, như vậy có hợp lý không a?

4. Mặt hàng đầu vào công ty em là kính, nhựa, thép, sau khi thi công công trình thì là một tổng thể (cửa kính kèm các phụ kiên,). trước kia kế toán xuất hóa đơn là “hoàn thiện công trình” như vậy đúng hay sai ạ?

Giải đáp:

-Theo quy định của luật kế toán :”Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.” Do đó bạn không cần phải báo cáo tài chính cho năm 2011.
– Người đại diện theo pháp luật của công ty và kế toán trưởng trực tiếp đến chi cục thuế nơi có trụ sở để được hướng dẫn cụ thể về hình thức và sổ sách kế toán, kê khai thuế, nộp thuế và báo cáo thuế như thế nào.
– Giám đốc làm vậy là sai.
-Câu hỏi nầy thuộc lảnh vực kế toán không thuộc lảnh vực của tôi.

Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí? Có tính thuế TNCN?

Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí? Có tính thuế TNCN?

Giải đáp thắc mắc trên:

1.Tiền thưởng lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của BTC quy định: Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

Kết luận:
– Khoản tiền thưởng lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

– Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm DN chi trả lương thưởng cho NLĐ.
VD: Tháng 1/2014 DN bạn trả tiền lương tháng 13 cho nhân viên. Thì bạn cộng gồm khoản tiền lương tháng 13 vào và tính thuế TNCN như bình thường.

2. Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí không?

Theo điều 103 Bộ luật Lao động 2012 quy định là “Tiền thưởng” như sau:

tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí, có tính thuế TNCN- Tiền thưởng là khoản tiền mà DN thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả SXKD hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
– Quy chế thưởng do DN quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Theo Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi phí không được trừ gồm:

– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Theo Điều 11 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định như sau:

– Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, DN thưởng cho NLĐ trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thỏa thuận.
–  DN có trách nhiệm ban hành quy chế thưởng để thực hiện đối với NLĐ sau khi tham khảo ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở. Quy chế thưởng phải được công bố công khai trong doanh nghiệp.

Kết luận:
Để đưa khoản chi phí tiền lương tháng 13 vào chi phí thì cần:

– Ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; thoả ước lao động tập thể; quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thưởng của Công ty.
– Quyết định lương thưởng.
– Phiếu chi tiền thưởng.
– Chi trả trước thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Công văn 5335/CT-TTHT ngày 30/06/2011 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.

Thắc mắc về in hóa đơn GTGT

Thắc mắc về in hóa đơn GTGT

Chào các anh chị!

Anh chị ơi cho em hỏi một chút về in ấn hóa đơn.

Bên công ty em trong giấy đăng ký kinh doanh thì địa chỉ trụ sở chính có ghi ví dụ là: Thôn Văn Phong (Tại nhà ông Nguyễn Văn A), huyện An Dương……. Vậy khi em khai trong tờ khai thuế không ghi phần mở ngoặc đơn có được không ạ? Và trong khi in hóa đơn em cũng không in phần mở ngoặc đơn có được không ạ? Em thấy hoi lo lo

Xin cả nhà chỉ giúp!

Trả lời:

Chào bạn, không sao đâu bạn. Bởi lẻ thứ nhất phần trong ngoặc có cũng được mà không có cũng chẳng sao, thứ hai là trong xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn thì không có phạt về việc không ghi địa chỉ phần trong ngoặc đơn. Do vậy bạn cứ yên tâm đi nhé!

Học kinh nghiệm làm kế toán xem tại: https://www.facebook.com/hocketoanthucte

Viết ký Hiệu chữ Và trong Hóa Đơn ?

Câu hỏi:

Em mới vào nghề chưa có kinh nghiệm về viết Hóa Đơn đỏ.

Luật sư cho em hỏi là khi khách hàng cung cấp Thông tin để em viết hóa đơn  như: “Công ty CP Đầu Tư & Thương Mại A” nhưng khi viết Hóa đơn em quyen tay viết kí hiệu “&” ngược nghĩa là điểm bắt đầu và kết thúc của kí hiệu “&” là bên trái.

Giải đáp:

b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”

Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.

Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.

Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế

Còn cái dấu bạn viết là không có ý nghĩa, xem ra phải bỏ hóa đơn đó viết lại rồi

Vi phạm hành chính về hóa đơn bị xử phạt như nào?

Vi phạm hành chính về hóa đơn bị xử phạt như nào?

Trả lời:

Danh sách mức phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với tổ chức vi phạm

STT Hành vi vi phạm Mức phạt 

I. VI PHẠM VỀ TỰ IN HÓA ĐƠN – KHỞI TẠO HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

(Điều 33 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

1 Không đủ nội dung quy định 

2 – 4 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định]

2 Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định

4 – 8 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định]

3 Cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định

4 – 8 triệu đồng

4 Tự in hóa đơn giả (trừ trường hợp xác định do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.

20 – 50 triệu đồng

[Phạt bổ sung: bị phạt đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành]

[Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định]

II. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT IN HÓA ĐƠN

(Điều 34 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

5 Đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản

2 – 4 triệu đồng

6 Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn

4 – 8 triệu đồng

7 Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định

4 – 8 triệu đồng

8 Không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành

6 – 18 triệu đồng

9 Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng

15 – 45 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định]

10 Đặt in hóa đơn giả

20 – 50 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định]

III. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ IN HÓA ĐƠN ĐẶT IN

(Điều 35 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

11 Vi phạm chế độ báo cáo việc in hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.

2 – 4 triệu đồng

12 Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi bên đặt in đã hoàn thành thủ tục thông báo phát hành

4 – 8 triệu đồng

13 Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in

4 – 8 triệu đồng

14 Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định

6 – 18 triệu đồng

15 Không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng

6 – 18 triệu đồng

16 Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác

10 – 20 triệu đồng

17 Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng này cho khách hàng khác

15 – 45 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy các hóa đơn cho bán hoặc hóa đơn giả]

18 In hóa đơn giả

20 – 50 triệu đồng

[Hình thức xử phạt bổ sung: bị đình chỉ in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành]

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy các hóa đơn cho bán hoặc hóa đơn giả]

IV. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ MUA HÓA ĐƠN

(Điều 36 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

19 Không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng

2 – 4 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng]

20 không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập

6 – 8 triệu đồng

21 Cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập

20 – 50 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy hóa đơn đã mua và chưa lập]

V. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN

(Điều 37 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

22 Lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định

2 – 4 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định]

23 Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định

2 – 4 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định]

24 Không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.

6 – 18 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định]

VI. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN KHI BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

(Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

25 Không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

0.2 – 1 triệu đồng

26 không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định

2 – 4 triệu đồng

[Biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng]

27 Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

4 – 8 triệu đồng

28 Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định

4 – 8 triệu đồng

29 Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế

4 – 8 triệu đồng

30 Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê

4 – 8 triệu đồng

31 Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

4 – 8 triệu đồng

32 Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế

4 – 8 triệu đồng

33 Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán

10 – 20 triệu đồng

[Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền]

34 Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua

10 – 20 triệu đồng

35 Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 109/2013/NĐ-CP) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

20 – 50 triệu đồng

VII. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN CỦA NGƯỜI MUA

(Điều 39 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

36 Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.

2 – 4 triệu đồng

[Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền]

37 Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

20 – 50 triệu đồng

VIII. HÀNH VI QUY ĐỊNH VỀ LẬP, GỬI THÔNG BÁO VÀ BÁO CÁO (TRỪ THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN) CHO CƠ QUAN THUẾ

(Điều 40 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

38 Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, theo quy định

0.2 – 1 triệu đồng

[Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị phạt tiền]

39 Nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định

2 – 4 triệu đồng

40 Không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

4 – 8 triệu đồng


Cá nhân vi phạm bị phạt tiền bằng ½ mức trên (khoản 5 điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Tiền lương năm 2015 có gì mới

Quy định về tiền lương năm 2015 có gì mới ?

Tăng lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:

– 3.100.000 đồng/tháng đối với vùng I.

– 2.750.000 đồng/tháng đối với vùng  II.

– 2.400.000 đồng/tháng đối với vùng III.

– 2.150.000 đồng/tháng đối với vùng IV.

Nội dung này được quy định tại Nghị định 103/2014/NĐ-CP.

Lương tối thiểu ngành
Theo Bộ luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành và mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, từ ngày 01/01/2015 mức lương tối thiểu ngành cũng được điều chỉnh cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới.

Lương đối với người giúp việc gia đình

Theo Nghị định 27/2014/NĐ-CP mức lương này áp dụng đối với người lao động giúp việc gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2012  và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, mức lương đối với người giúp việc gia đình cũng phải thay đổi theo mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01/01/2015.

Tăng 8% lương cho đối tượng có thu nhập thấp

Thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 01/01/2015.

Nội dung này được quy định tại Nghị quyết 78/2014/QH13  về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Quốc hội.

Mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (trừ đối tượng được điều chỉnh tăng 8% lương từ 01/01/2015) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang là 1.150.000 đồng/tháng.

Nội dung này được quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP  và Thông tư 07/2013/TT-BNV  hướng dẫn thực hiện Nghị định 66.

Tiền lương của Giám đốc có được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh không

TIỀN LƯƠNG CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MTV ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ SXKD CỦA DOANH NGHIỆP KHÔNG?

Công văn Số: 4568/TCT-TNCN về Chính sách thuế TNCN ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Nam định quy định: Khoản Tiền lương của Giám đốc công ty TNHH MTV được tính vào chi phí SXKD của DN.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2916/CT-TTHT ngày 25/7/2014 của Cục thuế tỉnh Nam Định về chính sách thuế đối với công ty TNHH một thành viên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”
Tại Điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.”

Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH một thành viên trả tiền lương, tiền công, tiền thù lao cho chủ sở hữu công ty là giám đốc trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản thu nhập trên được coi là tiền lương và phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công theo quy định.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Nam Định được biết./.

Thanh lý công cụ dụng cụ thì hạch toán như thế nào

Thanh lý CCDC thì hạch toán như thế nào ?
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ ghi:
Nợ TK 142: 12.000.000
Có TK 153: 12.000.000
CCDC phân bổ trong 12 tháng mỗi tháng định khoản:
Nợ TK 642: 1.000.000
Có TK 142: 1.000.000
Sau khi phân bổ hết tôi thanh lý công cụ dụng cụ thì hạch toán như thế nào?

Trả lời:

Bạn định khoản như sau:

1/Thu về bán CCDC
Nợ TK 111,112,131..
Có TK 711
Có TK 333
2/Chi phí khi thanh lý CCDC:
Nợ TK 811
Có TK 111,112,131

3/Sau khi thanh lý, bạn ghi giảm CCDC

Nếu CCDC chưa phân bổ hết :

Nợ TK 811

Có TK 142,242

Nếu đã phân bổ hết, bạn căn cứ biên bản thanh lý, giảm danh sách CCDC trên sổ sách theo dõi